Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate (glucid), protein (protid) và lipid, đặc trưng bởi tăng glucose trong máu do giảm tương đối hoặc tuyệt đối tiết insulin, hiệu quả hoạt động insulin hoặc cả hai. Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu).

Đái tháo đường (tiểu đường) gắn liền với nguy cơ phát triển các bệnh lý thận, mắt, thần kinh, tim mạch và làm tăng nguy cơ tử vong. Bệnh đái tháo đường có thể điều trị và kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và kiểm soát các bệnh đồng mắc để hạn chế biến chứng, đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Theo WHO, hiện nay có khoảng 422 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, tăng gấp 4 lần kể từ năm 1980. Chỉ tính riêng năm 2019, đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong.  Sự gia tăng của đái tháo đường một phần là do sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể chất.

Đái tháo đường (tiểu đường) có thể gây ra rất nhiều biến chứng, có thể chia thành 2 nhóm là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

7 Triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường

Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Ngay khi có những triệu chứng dưới đây, bệnh nhân nên đến các cơ sở xét nghiệm Tiểu đường uy tín để thực hiện tầm soát tình trạng bệnh. Một số triệu chứng như:

  1. Đi tiểu thường xuyên

Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu.

Thận không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.

  1. Thường xuyên cảm thấy đói

Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp.

Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin hoặc kháng lại insullin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.

  1. Cảm thấy cơ thể hay mệt mỏi

Trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể. Nhưng do thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, do mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.

  1. Thường xuyên khát nước

Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại phần nước đã mất đi.

  1. Vết thương lâu lành

Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém.

Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương.

  1. Tầm nhìn hạn chế

Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

  1. Mảng da xỉn màu (nếp gấp)

Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn… rất có thể đó là dấu hiệu bạn đã mắc tiểu đường loại 2.

Các triệu chứng phát hiện tiểu đường sớm (ảnh minh họa ST)

 

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng, có thể chia thành 2 nhóm là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính:

  1. Biến chứng mạn tính

Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Biến chứng mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch của các mạch lớn

Có thể dẫn tới:

+ Ở mạch máu não gây đột quỵ do xuất huyết não, nhũn não; đôi khi có cơn thiếu máu não thoáng qua. Người mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ não từ 150 – 400%. Nguy cơ sa sút trí tuệ liên quan với đột quỵ, tái phát và tử vong do đột quỵ ở người đái tháo đường đều cao hơn.

+ Ở tim gây bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường có thể không đau, khi chụp mạch vành tổn thương mạch vành của bệnh nhân đái tháo đường thường nhiều chỗ và nhiều nhánh.

+ Ở mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi đặc biệt ở bệnh nhân hút thuốc lá nhiều. Hoại tử chi thường gặp ở các ngón chân, ngón chân bệnh nhân thâm đen (thường bị hoại tử khô vì không có nhiễm trùng), nếu không điều trị kịp thời có thể mất ngón chân.

+ Ngoài ra xơ vữa động mạch cũng góp phần gây rối loạn cương, loét chân. Một số biến chứng khác hiếm hơn như phình động mạch chủ bụng, tắc mạch mạc treo.

 

  • Biến chứng thận: Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Hình ảnh các biến chứng tiểu đường ở thận (ảnh minh họa-ST)

  • Biến chứng thần kinh: Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Biểu hiện như: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mi, lác trong, liệt mặt…

Biến chứng thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường) là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra nhiều dạng bao gồm:

+ Bệnh thần kinh ngoại biên: bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng ⅓ đến ½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,…

+ Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết.

+ Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay…

+ Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ tổn thương tế bào não, giảm trí nhớ, Alzheimer….

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2-4 lần người bình thường

  • Biến chứng về thị giác: Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc.

Biến chứng võng mạc tiểu đường

Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền…

Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ.

  1. Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

Hạ đường huyết: Dấu hiệu là bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê.

Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong đòi hỏi người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Nhiễm toan ceton: Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit, đây là kết quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra.

Làm cách nào để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển các biến chứng?

Với những nguyên nhân ở trên có thể thấy vai trò kiểm soát đường huyết rất quan trọng đối với người tiểu đường. Để kiểm soát tốt đường huyết, bạn có thể thực hiện các điều sau:

  • Nắm rõ kiến thức về tiểu đường và cách chăm sóc bệnh tiểu đường. Người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế và tham khảo các kiến thức về bệnh tiểu đường từ nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Duy trì thói quen ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh mỗi ngày.
  • Người bệnh tái khám thường xuyên, ít nhất 4 lần/năm, đồng thời chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh kiểm tra mắt, chức năng thận, tổn thương thần kinh, bệnh tim, bàn chân để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.
  • Không hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật, chất béo chuyển hóa (mỡ heo, da gà, da heo, bơ, sữa…), đồ ăn mặn, uống rượu bia làm tăng cholesterol trong máu, gây biến chứng về tim mạch, đột quỵ…
  • Để ngăn ngừa các vấn đề về chân, người bệnh lưu ý những điều sau: rửa chân hàng ngày trong nước ấm, không ngâm chân quá lâu làm khô chân, dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân bằng kem dưỡng ẩm không mùi, mang tất chân mềm thoải mái không bít chặt cổ chân, đi giày mềm, không đi chân đất. Cắt móng chân và mài nhẵn, cẩn thận không làm trầy xước da.
  • Thư giãn, ngủ đủ giấc, lạc quan giúp bạn vui vẻ sống hòa bình với bệnh tiểu đường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ĐƯỜNG HUYẾT ĐƠN MB của VIETMEDI mang đến giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết, hạn chế tăng đường huyết. Đồng thời cũng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Với bài thuốc y học cổ truyền cùng với các thảo dược trồng tại vùng dược liệu Sơn La, Hòa Bình đạt tiêu chuẩn GACP-WHO được sản xuất và đóng gói tại nhà máy đạt chứng nhận tiêu chuẩn GMP. VIETMEDI tự hào khẳng định các sản phẩm của mình sử dụng hoàn toàn 100% thảo dược từ thiên nhiên đã qua kiểm định.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT (VIETMEDI)

Địa chỉ : Số 16, ngõ 143 Đường Nguyễn Chính, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Liên hệ đặt hàng:

VPGD: Số 9 Ngõ 172 phố Thái Thịnh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Hotline: 024. 7777 0035

Sản xuất tại: Công ty TNHH Napharco

Địa chỉ: Đường D1, khu công nghiệp Yên Mỹ II, huyện Tân Mỹ, tỉnh Hưng Yên

 

0965 084 535

error: Content is protected !!
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon