Nhắc đến Cà Gai Leo, người ta nghĩ ngay đến một loại cây thuốc dân gian quý nhờ công dụng chữa viêm gan virus, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư gan. Không chỉ thế, dược liệu này còn có nhiều tác dụng khác trong phòng và chữa bệnh cho con người. Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin về cây Cà Gai Leo cũng như đặc điểm, công dụng và những bài thuốc quý về loại cây này

Tổng quan về cây Cà Gai Leo

  • Tên thường gọi: Cà gai leo
  • Tên gọi khác: Cà gai dây, cà quýnh, cà lù, gai cườm…
  • Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.
  • Họ: Cà (Solanaceae)
  • Cà gai leo là cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn.
  • Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có rất nhiều gai cong màu vàng.
  • Lá mọc so le có hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn đầu tù, mặt trên sẫm hơn, mặt dưới màu nhạt và phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt lá đều có gai ở gân chính, cuống lá cũng có gai.
  • Hoa màu tím nhạt mọc thành xim 2–5 hoa ở kẽ lá.
  • Quả mọng, hình cầu nhẵn, cuống dài, màu vàng sau này chuyển thành màu đỏ, bên trong chứa hạt hình thận màu vàng. Mùa hoa vào tháng 4–6 và mùa quả khoảng 7–9.

cay ca gai leo

Cách nhận diện cây Cà Gai Leo

  • Cây sống lâu năm, bò trên mặt đất hoặc leo lên thân cây khác, dài trung bình 1m, cây leo có thể dài tới 6m. Thân cây nhẵn, phân thành nhiều cành, hình trụ màu xanh nhạt, vàng nâu hoặc nâu xám, nhiều cây sống lâu năm thân hóa gỗ. Các cành non toả rộng, được phủ lông tơ màu trắng hình sao, có nhiều gai cong uốn ngược màu vàng, dài 2 – 4mm.
  • Lá cây mọc so le, có hình trứng thuôn dài hoặc bầu dục, phía gốc hơi tròn tù. Phiến lá nông, không đều, mép lá nguyên hoặc hơi lượn. Mặt trên màu xanh sẫm còn mặt dưới màu xanh nhạt hơn, có lớp lông tơ màu trắng bao phủ. Cả 2 mặt lá và cuống lá đều có gai nhưng số lượng gai mặt trên nhiều hơn, lá có gân chính và nhiều gân nhỏ.
  • Hoa nở vào tháng 4 đến tháng 6, bông hoa nhỏ mọc thành xim, mỗi xim gồm 2 – 5 bông mọc từ nách lá. Bông hoa có màu tím nhạt hoặc màu trắng, nhị vàng.
  • Quả mọng, hình cầu nhẵn, đường kính từ 7 – 9mm, cuống rất dài khoảng 2cm. Lúc non có màu vàng và khi chín chuyển sang màu đỏ tươi bóng, hạt hình thận, oval hoặc elip khoảng 2mm, có màu vàng nhạt. Mùa ra quả vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Bộ phận được dùng làm dược liệu

  • Thường dùng rễ cây (đông y gọi là thích gia căn) và cành lá (đông y gọi là thích gia đằng)
  • Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, khoảng 16 – 20g rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu.

Thu hái và sơ chế Cà Gai Leo

  • Có thể thu hái các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
  • Người ta thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc
  • Cũng có thể sử dụng dược liệu tươi

Nơi phân bố phổ biến

  • Cà gai leo là loài cây có sức sống khỏe, dễ phát triển.
  • Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, không thấy ở miền núi. Vùng phân bố tương đối phong phú ở Việt Nam bao gồm các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.
  • Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng chịu ngập úng kém, có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau gồm đất phù sa, đất ba gian hay đất pha cát
  • Cây thường mọc tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các lùm bụi thưa. Cây hay mọc ở chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng và phát triển tốt, ra nhiều hoa quả.
  • Cây có thể tái sinh bằng hạt từ quả, từ thân và gốc cây còn lại sau khi chặt

Thành phần hóa học

  • Cà Gai Leo có chứa các thành phần hóa học như: alcaloid, glycoalcaloid, steroid saponin, flavonoid, coumarin, acid amin, phytosterol, chất béo, carotenoid, đường khử tự do
  • Saponin steroid là một hợp chất vô cùng quý hiếm và hữu ích đối với sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã tìm thấy một tỷ lệ khá cao của hợp chất này trong cà gai leo. Cũng theo nghiên cứu, saponin có vai trò quan trọng cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể người. Đồng thời, nó còn có tác dụng tiêu diệt, kiểm soát nhiều virus gây nguy hại cho gan.
  • Glycoalcaloid là một hợp chất có nồng độ lớn được tìm thấy trong cà gai leo. Đối với những người mắc các bệnh về gan, Glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng gan, ức chế sự phát triển của virus viêm gan B. Không chỉ vậy, quá trình đào thải độc tố của cơ thể cũng được đẩy mạnh nhờ sự xúc tác của hợp chất này. Đối với những người khỏe mạnh, hấp thụ Glycoalcaloid trong cà gai dây sẽ giúp bạn bảo vệ gan tốt hơn. Từ đó, chúng góp phần không nhỏ đẩy lùi các virus gây hại, phòng tránh các bệnh gan một cách hiệu quả.
  • Flavonoid là một hợp chất quý, rất hiếm gặp ở các loài thực vật thậm chí là nhiều loại thảo dược. Nó đã được phát hiện trong khi nghiên cứu về thành phần dược tính của cây cà gai dây. (Hợp) Chất này rất có lợi cho hệ tim mạch, cho quá trình tái tạo máu và phục hồi chức năng gan.

Phân loại và cách phân biệt

  • Cà Gai Leo trong thực tế có tới 02 loại cây cùng họ nhưng 01 loại có dược tính cao, hay được sử dụng làm thuốc và 01 loại dược tính thấp ít được dùng làm thuốc
ca gai leo hoa tim ca gai leo hoa trang
Cà gai leo hoa tím:  theo các nghiên cứu, cây có mức độ dược tính yếu, không có độc. Vì thế cây không có tác dụng chữa bệnh, thường được sử dụng làm hàng rào quanh  vườn cây Cà gai leo hoa trắng: Được săn lùng rất nhiều bởi chúng có giá trị chữa bênh vì có dược tính cao, vì vậy chúng được trồng rất phổ biến và chăm sóc cẩn thận

Các loại cây dễ gây nhầm lẫn

  • Hiện nay, Cà gai leođược dùng phổ biến như 1 loại thực phẩm bảo vệ gan. Tuy nhiên trong họ cà (Solannaceae) có rất nhiều loaị khiến người dân có thể dễ bị nhầm lẫn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin để các bạn có thể nhận biết được đúng cây cà gai leo.

Phân biệt cây Cà gai leo với cây Cà dại:

Cà gai leo Cà dại
cai gai leo nguyen lieu ca gai dai
Cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại cây nhỡ, thân leo dài 0.6-1m. Thân có nhiều gai, cành xòa rộng, trê phủ lông hình sao. Cây cà dại (Solannum xanthocarpum schrad) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại thân đứng cao 0.7-1m, toàn thân có màu xanh lục nhạt
Lá hình trứng, có gai, rộng 1.2-2cm, dài 3-4cm, khía thùy 2 mặt, mặt dưới phủ lông trắng nhạt. Phiến lá to, rộng, mép lá chia thùy không đều. Toàn thân, cuống lá và gân lá có nhiều gai sắc nhọn. Mặt trên và dưới của lá đều có lớp lông mịn.
Hoa tím nhạt, nhụy vàng, họp thành sim gồm 4-5 hoa Cụm hóa tán mọc ngoài nách lá, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục.
Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, đường kính 0.5-0.7cm. Quả hình cầu màu xanh, khi chín có màu vàng, đường kính 2.5-3cm (to hơn quả cà gai leo rất nhiều).
Hiện nay trong ngành dược và thực phẩm chức năng được sử dụng rộng dãi để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị Chưa được sử dụng. Dùng làm nguyên liệu chiết solasodin

Phân biệt cây Cà gai leo với cây Cà độc dược

Cà gai leo Cà độc dược
cai gai leo nguyen lieu cay ca doc
Cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) thuộc họ cà (Solanaceae) là loại cây nhỡ, thân leo dài 0.6-1m. Thân có nhiều gai, cành xòa rộng, trê phủ lông hình sao. Cây cà độc dược (Datura metel) thuộc họ cà (Solannaceae) là cây thân cỏ cao 1-2m, toàn thân nhẵn, có nhiều lỗ bì khổng, cành non có lông tơ
Lá hình trứng, có gai, rộng 1.2-2cm, dài 3-4cm, khía thùy 2 mặt, mặt dưới phủ lông trắng nhạt. Lá đơn mọc cách nhưng phần đầu cành gần như mọc đối. Mép lá nguyên hoặc lượn sóng gần như xẻ răng cưa.
Hoa tím nhạt, nhụy vàng, họp thành sim gồm 4-5 hoa Hoa đơn mọc ở kẽ lá màu
Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, đường kính 0.5-0.7cm. Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, khi non có màu xanh, chín màu nâu. Quả khi già nứt theo 3-4 đường.

Hạt hình trứng dẹt màu vàng đen

Hiện nay trong ngành dược và thực phẩm chức năng được sử dụng rộng dãi để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị Cà độc dược là loại dược liệu được Bộ y tế quản lý theo quy định của thuốc độc bảng A

Công dụng trong dân gian và hiện đại

Dân gian:

  • Thảo dược này có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
  • Dân gian dùng để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. Ngoài ra, người dân ở một số nơi còn dùng chữa say rượu.
  • Người xưa đã dùng rễ và thân Cà gai leo chữa bệnh gan, gan yếu, mẩn ngứa. Không chỉ có vậy cà gai leo còn được dùng để thanh lọc, giải độc cơ thể.
  • Đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng Cà gai leo là dược liệu đầu vị chữa bệnh gan. Cà gai leo đặc biệt phát huy tác dụng trong các trường hợp vàng da, chướng bụng, người mệt  mỏi, ăn uống không tiêu.
  • Các chế phẩm của thảo dược này cũng được ứng dụng điều trị trên lâm sàng:
  • Solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng. Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên thích hợp với người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt.
  • Một sản phẩm bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng.
  • Dạng chiết toàn phần được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collagenase.

Hiện đại:

Hỗ trợ điều trị virus viêm gan B:

  • Có một số bài thuốc chữa viêm gan B bằng Cà gai leo rất hiệu quả. Hoạt chất trong Cà gai leo, tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virút, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh
  • Năm 1999, đề tài luận án tiến sĩ y học: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo” của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa Cà gai leo tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm chứa Cà gai leo đã cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, hầu hết các bệnh nhân đều giảm nồng độ vi rút trong máu rõ rệt, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.

Làm chậm sự tiến triển của xơ gan:

  • Các hoạt chất trong Cà gai leo, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
  • Hai công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đã công bố Cà gai leo là dược liệu tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt.

Giải độc, hạ men gan:

  • Các hoạt chất trong dịch chiết Cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.
  • Năm 1998, trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái do PGS.PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng cho thấy: Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể

Chống oxy hóa, ức chế 01 số dòng ung thư:

  • Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.
  • Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về Cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%.
  • Dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút

Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng Cà gai leo là một trong những dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản với những công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, ngăn ngừa xơ gan tiến triển, hạ men gan, giải độc và bảo vệ gan rất hiệu quả.

Tiêu chuẩn trồng và sản xuất Cà Gai Leo nguyên liệu

  • GACP –WHO là tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
  • Vùng nguyên liệu sạch, dược tính cao, được trồng và sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
  • Công nghệ sản xuất tiên tiến, quy trình sản xuất khép kín, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đầy đủ

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt kết hợp sử dụng Cà Gai leo

  • Cần ăn đủ chất đạm, nhiều rau quả, nhiều ngũ cốc thô
  • Giảm các chất béo, các loại thịt đỏ và hạn chế ăn đồ chiên nướng
  • Tránh uống rượu, bia
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức giúp tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nhu cầu chất chống oxy hóa

→  Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn bệnh tái phát để sớm phục hồi chức năng gan bên cạnh việc dùng thuốc

Các đề tài nghiên cứu về Cà gai leo

  • Đề tài: “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan”

– Năm 2002 đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo trên mô hình chống viêm mạn, trên colagenase, mô hình xơ gan thực nghiệm, tác dụng chống oxy hóa. Kết quả cho thấy:

– Dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt thực nghiệm theo thứ tự 42,2% và 35,2%.

– Cả hai chế phẩm trên đều có tác dụng trên men colagenase. Dạng chiết toàn phần làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%.

– Hoạt chất chống oxy hóa (HTCO) in vivo là 47,5% .

– Kết quả trên đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.

– Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virút và gen ức chế ung thư p53 và Rb.

– Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, độc tính trường diến của cà gai leo

  • Đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo trên thực nghiệm”

– Đề tài này vào năm 1997 đi đến kết luận: “Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc; ngăn chặn thoái hóa mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự hủy hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thùy gan”.

  • Đề tài: “Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virút B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ cà gai leo”

– Đề tài:“Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virút B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ cà gai leo”(lâm sàng giai đoạn 3) được thực hiện thử lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động trong 2 tháng so sánh với 90 bệnh nhân nhóm đối chứng, tại 3 bệnh viện 103, 354 và 108, rút ra các kết luận sau:

– Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng,…); Transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn so với nhóm chứng.

– Tại Viện 103, 7 bệnh nhân được điều trị kéo dài 6 tháng kết quả có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs.

– Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm

  • Đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan”

– Đề tài này là đề tài cấp nhà nước:“Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan”. Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66,7%, ngược lại ở nhóm chứng (placebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93,3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn. Từ những kết quả nghiên cứu vừa nêu có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động mà vẫn còn là nỗi lo lắng của ngành Y tế của nhiều nước. Interferon được coi là thuốc quan trọng nhất để chữa bệnh này thì quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.

Các nhà khoa học nói về Cà gai leo

  • Theo Thầy thuốc nhân dân, GS. TS Nguyễn Văn Mùi, Nguyên PGĐ kiêm Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103: “Trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy là cây Cà gai leo cho tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính. Đây là cây sản phẩm được Viện Dược liệu Trung Ương nghiên cứu kỹ và bài bản nhất từ trước đến nay và là cây thuốc được kiểm chứng trên bệnh nhân viêm gan B cho kết quả tốt nhất.”
  • Nguyễn Ngọc Quang, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm (Khoa A4) Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đánh giá: “Sau hơn một năm tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và đánh giá (sản phẩm kết hợp 2 dược liệu quý Cà gai leo và Mật nhân), tôi thấy thật sự bất ngờ với kết quả điều trị. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính đều trở về bình thường. Đăc biệt có 2/33 trường hợp sau 6 tháng điều trị trở nên âm tính với virus viêm gan B. Một số người bạn thân của tôi, do uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với hóa chất chất độc hại dã tới tăng men gan, hơi có dấu hiệu xơ gan. Tôi cho dùng thử sản phẩm, sau 1 tháng điều trị cho kết quả rất tốt. Tôi nghĩ đây sẽ là một giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm gan virus”
  • TS Nguyễn Trọng Thông, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm độc tính và thử nghiệm tác dụng chống viêm, bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan của Cà gai leo trên thực nghiệm và kết quả sản phẩm an toàn, không có độc. Cà gai leo còn có một tác dụng rất đặc biệt nữa đó là làm tăng miễn dịch mạnh, điều này rất có ý nghĩa vì có thể dùng cho cả bệnh viêm gan vi rút C, bệnh lao, người lành mang mầm bệnh virus …”

Những bài thuốc sử dụng Cà gai leo

Như vậy, qua những kết quả nghiên cứu trên đã đã chứng minh cho việc sử dụng cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho thấy cây thuốc Nam của chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng mức.

Đông y cũng cho rằng cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

  • Giải rượu: theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước, dùng đến khi tỉnh rượu. Bài thuốc trên sẽ giúp nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tế bào gan
  • Chữa nhức, sưng đau do viêm khớp:Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, dây mấu, rễ tầm xuân, mỗi vị 25g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia uống 2 lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị dùng trong 20 ngày (theo chỉ định của bác sĩ).
  • Chữa ho do viêm họng:Rễ cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5-7 ngày.
  • Chữa viêm lợi, viêm quanh răng: 3g hạt cà gai leo, tán nhỏ, cho vào trong dụng cụ đựng bằng đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng. Ngày làm 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày. Hoặc ngày ngậm 10-20ml cao lỏng chiết xuất từ cà gai leo, ngậm sau bữa ăn sáng và tối.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc có thể sử dụng dược phẩm cà gai leo được chiết xuất dạng viên, cao khô hay trong các sản phẩm thực phẩm chức năng… sẽ giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng về liều lượng, thời gian cần theo chỉ định của bác sĩ.

Những đối tượng nên sử dụng Cà gai leo

  • Người đang dùng các loại thuốc tây.Vì khi dùng thuốc tây thì thường gây dễ nóng người, dùng cà gai leođể thanh nhiệt, lọc gan.
  • Người nổi mụn nhọt quanh năm.Nên dùng thường xuyên, nổi mụn khi qua tuổi dậy thì thường nguyên nhân xuất phát từ gan, gan nóng và chức năng gan suy giảm làm bọc phát ra da.
  • Người thường sử dụng bia rượu.Tác dụng của Cà gai leo hiệu quả đến nổi là nhiều người sử dụng bia rượu chỉ cần uống 1 ly trà Cà gai leo là đã tỉnh rượu, giảm đau đầu. Điều này chứng tỏ chức năng giải rượu và mát gan rất tốt của Cà gai leo.
  • Người bị viêm gan, đặc biệt Viêm gan B.Như đã nói trên, Cà gai leo làm âm tính Virut Viêm gan B (Đây là bệnh nguy hiểm và lây cho người thân qua nhiều con đường)
  • Người men gan tăng cao. Lý do men gan tăng là biểu hiện của gan bị tổn thương.

Những lưu ý khi sử dụng Cà gai leo:

Cà gai leo là một dược liệu tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bệnh nhân mắc bệnh gan và xương khớp. Tuy nhiên, khi sử dụng để đảm bảo bài thuốc hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Không nên quá lạm dụng, sử dụng đúng liều lượng cho phép trong bài thuốc, không tự ý thêm thắt, điều chỉnh thành phần của bài thuốc.
  • Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào về độc tính của dược liệu nhưng các chuyên gia cảnh báo chỉ nên dùng không quá 20g dược liệu để sắc thuốc mỗi ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên sử dụng, cơ thể trẻ con chưa phát triển hoàn thiện có thể dẫn đến tình trạng không thích nghi được với dược chất trong cây thuốc, ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và sự phát triển sau này.
  • Không dùng cho phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ có thể sử dụng nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Bài thuốc từ cà gai leo có thể tương tác với một số loại thuốc Tây đang dùng, do đó nếu có ý định sử dụng hãy kê khai toàn bộ thuốc Tây và hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong cây thuốc hay có tiền sử dị ứng thảo dược cần thử nghiệm trước với liều nhỏ. Nếu có tình trạng dị ứng, phản ứng cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
  • Khi sử dụng cao cà gai leo cần chú ý không ngâm với rượu, chỉ nên pha bằng nước đun sôi để nguội, tuân thủ nghiêm chỉnh về liều lượng cho phép mỗi ngày.
  • Trong tự nhiên có nhiều loại cây họ Cà có đặc điểm thực vật khá giống với cà gai leo, rất dễ nhầm lẫn như cà dại, cà tàu, cà độc dược,… Do đó phải hết sức cẩn thận khi thu hoạch dược liệu để làm thuốc chữa bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng, cần chú ý đảm bảo vệ sinh, ngâm rửa sạch sẽ cây thuốc vừa thu hái bằng nước muối pha loãng để loại bỏ đất cát, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Kiên trì sử dụng các bài thuốc kết hợp với xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

0965 084 535

error: Content is protected !!
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon