Cuộc sống hiện tại đã tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh lý tâm thần. Đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra trầm trọng hơn. Đa số mọi người hiểu lầm rằng khi bị rối loạn tâm thần sẽ nói lảm nhảm, điên loạn.

Nhưng hiểu đúng thì các triệu chứng như: stress, rối loạn giấc ngủ, lo lâu, rối loạn phát triển, rối loạn cảm xúc hành vi, rối loạn trí tuệ,… đều thuộc rối loạn tâm thần. Vậy hãy cùng VIETMEDI tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé

Rối loạn tâm thần sau Covid-19

Rối loạn tâm thần sau COVID-19 là gì?

Trong đại dịch COVID-19 chia làm 3 nhóm rối loạn tâm thần khác nhau:

  1. Nhóm bệnh nhân dương tính COVID;
  2. Nhóm nhân viên y tế, lực lượng chống dịch;
  3. Nhóm cộng đồng.

Những vấn đề sức khỏe tâm thần này ảnh hưởng trực tiếp trong đại dịch COVID-19 gây nên. Hoặc cũng có thể là những người có vấn đề sức khỏe tâm thần nền từ trước, song do ảnh hưởng của đại dịch này sẽ gây khởi phát một đợt mới hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe tâm thần nền sẵn có.

Chúng ta đã biết, COVID-19 là căn bệnh hô hấp cấp tính, siêu truyền nhiễm, mức độ lây lan nhanh. Với các biểu hiện sốt, ho khan, khó thở, mất vị giác, khứu giác, ớn lạnh, đau nhức cơ, dấu hiệu sương mờ não/ khó tập trung … từ nhẹ đến nguy kịch. Bệnh gây tổn thương cho nhiều cơ quan như phổi, não, tim, gan, thận, dạ dày, mắt, thần kinh, ….

Rối loạn tâm thần sau Covid-19

COVID-19 gây tổn thương chúng ta như thế nào?

COVID-19 gây bệnh bằng cách xâm nhập vào tế bào biểu mô vùng hầu họng của đường hô hấp. Sau khi xâm nhập tế bào virus sẽ kết hợp với yếu tố tiền viêm và viêm; phóng thích cytokine tạo thành cơn bão cytokine. Điều này gây ra hệ thống rối loạn đông máu, tác động lên toàn bộ cơ quan của cơ thể. Cytokine là nguyên nhân gây giảm huyết áp và làm tăng thêm các tổn thương phổi, tim, thận và não. Sau khi virus xâm nhâp vào cơ thể thì chúng làm tổn thương tế bào nội mô. COVID-19 cũng coi như là một bệnh lý toàn thân.

          Sau mắc COVID-19, các cơ quan trên vẫn bị ảnh hưởng và để lại nhiều triệu chứng kéo dài. Nhất là tổn thương thần kinh, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ. Kết hợp với sự mất mát về người thân, sự khó khăn về kinh tế, … làm cho sự rối loạn thần kinh, tâm lý diễn biến trầm trọng hơn, gây ra các rối loạn tâm thần sau mắc COVID-19.

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng rối loạn tâm thần gia tăng sau COVID-19

Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 30% trẻ em bị cách ly và 25% phụ huynh bị cách ly có triệu chứng của PTSD xuất hiện trong dịch bệnh. Trong khi đó, phân tích của Vindegaard N và Benros ME lại ghi nhận đến 96.2% bệnh nhân nhiễm COVID có triệu chứng PTSD, còn ở nhân viên y tế lại tăng cao tình trạng trầm cảm, căng thẳng tâm lý và chất lượng giấc ngủ kém. 

Đánh giá bằng thang DASS-21 phát hiện những người mắc phải vấn đề tâm thần trong đỉnh dịch COVID năm 2019 ở Trung Quốc có các triệu chứng lo âu dữ dội về sức khỏe, tức giận, tính xung động và ý tưởng tự sát .

Hoặc như nghiên cứu bằng thang PHQ-9 và GAD-7 ở Trung Quốc, ghi nhận 43.7% có triệu chứng trầm cảm, 37.4% có triệu chứng lo âu, 31.3% có triệu chứng kết hợp lo âu – trầm cảm ở thanh thiếu niên.

Tương tự, nghiên cứu bằng thang PHQ-9 ở những người cách ly ở Trung Quốc ghi nhận 12.06% trầm cảm nhẹ, 3.24% trầm cảm trung bình và 1.16% trầm nặng đến nguy kịch.

Tại sao lại có sự rối loạn về tâm thần sau mắc COVID-19?

Rối loạn tâm thần sau Covid-19

Yếu tố cách ly xã hội, tình trạng nhiễm bệnh nặng, thông tin xấu trên truyền thông được chỉ rõ là yếu tố gây ra triệu chứng trầm cảm. Trong đại dịch ở Ý, năm 2019, có 13.6% bị rối loạn trầm cảm, 23.3% bị rối loạn lo âu, 8% bị hưng cảm, 2% bị rối loạn thích ứng có trầm cảm và/hoặc lo âu, 10% bị rối loạn hành vi ăn uống, 3.8% có tình trạng gây hấn.

Trong khi đó, năm 2020, có 12.3% bị rối loạn trầm cảm, 22.3% bị rối loạn lo âu, 2.9% bị hưng cảm, 7.8% bị rối loạn thích ứng có trầm cảm và/hoặc lo âu, 4.6% bị rối loạn hành vi ăn uống, 10.7% có tình trạng gây hấn . Đây là tỷ lệ bệnh rất cao so với tỷ lệ lưu hành trong dân số chung.

Rối loạn tâm thần sau Covid-19

Tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần sau mắc COVID-19?

Theo thống kê gần nhất, thì có khoảng 20% bệnh nhân khỏi bệnh có dấu hiệu về rối loạn tầm thần sau mắc COVID-19.

 Cụ thể theo nghiên cứu thuần theo dõi 1 năm ở Vũ Hán (đăng trên The Lancet ) thì tỷ lệ ngươi bệnh có lo âu hoặc trầm cảm là 23% ở lần khám 6 tháng 26% ở lần khám 12 tháng. Từ các con số trên cho thấy các rối loạn về tâm thần có xu hướng tăng nhẹ sau mắc COVID-19.

Vậy tại sao lại có sự rối loạn về tâm thần sau mắc COVID-19? Cơ chế sinh lý bệnh trong và sau COVID-19  sẽ làm rõ nguyên nhân này:

Cơ chế sinh lý bệnh chủ yếu của COVID-19 cấp tính gồm những gì?

  • Độc tính trực tiếp của virus;
  • Tổn thương nôi mô và tổn thương vi mạch;
  • Rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch  và kích hoạt trạng thái viêm quá mức;
  • Tăng đông máu gây ra huyết khối tại chỗ và huyết khối vi mạch;
  • Làm sai lệch con đường men chuyển Angiotensin – converting enzyme 2 (ACE2) .

Cơ chế sinh lý bệnh chủ yếu của hậu COVID-19 là gì?

  • Biến đổi miễn dịch và tổn thương viêm sau nhiễm cấp;
  • Những thay đổi sinh lý bệnh đặc hiệu sau nhiễm virus;
  • Di chứng sau cơn bệnh nguy kịch : đa yếu tố góp phần như thiếu máu cục bộ vi mạch, giảm vân động, rối loạn chuyển hóa…

COVID-19 gây ra nhiễm trùng cấp ở phổi , nó không những gây ra tổn thương ở phổi mà ở tất cả các cơ quan trong cơ thể cũng ảnh hưởng. Nó làm thay đổi các hệ phản ứng miễn dịch trong cơ thể , và trực tiếp gây ra các rối loạn chuyển hóa ở trong máu và kích ứng phản ứng viêm. Đồng thời gây ra các tổn thương ở trên các thành mạch, niêm mạc mạch máu, dẫn đến thiếu oxy mô trong các cơ quan không chỉ riêng phổi, tim mạch mà ở tất cả các cơ quan, đặc biệt nghiêm trọng nhất là gây ra thiếu oxy mô ở não bộ, làm rối loạn các chuyển hóa ở trên não. Các tương tác giữa chức năng mao mạch, viêm, thiếu máu và dẫn truyền thần kinh đã gây ra những hậu quả của COVID-19 lên các cơ quan trong thời kỳ hậu COVID.

Sau khi mắc COVID, hoạt động của người bệnh có về mức bình thường như trước không?

          Chính vì những tổn thương ở trên tất cả các cơ quan , cho nên sau mắc COVID, hoạt động của người bệnh không đạt về mức bình thường như trước khi mắc bệnh, cụ thể như sau:

  • 33 % người bệnh COVID-19 đã không trở lại trạng thái sức khỏe bình thường khi được khảo sát sau 4 đến 6 tuần.
  • 30% người bệnh COVID-19 vẫn có các triệu chứng dai dẳng sau 9 tháng ở người bệnh nhẹ trong giai đoạn cấp tính và điều tri tại nhà.
  • Người bệnh COVID-19 phải chăm sóc ở phòng chăm sóc đặc biệt ( ICU) có thể gặp các hội chứng sau chăm sóc đặc biệt như suy nhược cơ thể, suy giảm nhận thức, rối loạn căng thẳng,….
  • Tỷ lệ người bệnh còn các triệu chứng sau mắc COVID-19 cũng khá cao. Ít nhất 1 triệu chứng trong 6 đến 12 tháng từ 68% giảm còn 49%, có mệt mỏi yếu cơ là 52% sau 6 tháng và giảm 20% sau 12 tháng.
  • Tỷ lệ lo âu, trầm cảm , bệnh lý tâm thần tăng nhẹ từ 23% lên 26%.
  • Trong 1 năm có 12 % người không thể làm việc bình thường,  có 88% người làm việc trở về bình thường sau mắc Covid.
  • Và 66% số bệnh nhân phục hồi mức bình thường.

Các triệu chứng sau COVID-19 ảnh hưởng đến tâm lý, tâm thần ra sao???

  • Mệt mỏi kéo dài; đau đầu;
  • Rối loạn chú ý; mất trí nhớ; lo âu; Hồi hộp;
  • Rối loạn giấc ngủ; tâm lý bất an;
  • Rối loạn tâm thần;
  • Rối loạn tâm trạng; chán chường; hoang tưởng;
  • Ám ảnh cưỡng chế; stress sau chấn thương.

Các yếu tố nguy cơ từ rối loạn tâm thần như thế nào?

  • Sức khỏe : thể chất/ xã hội/ tâm lý;
  • Trước nhiễm Covid: có sẵn nhiều stress, lo âu, trầm cảm  trong cuộc sống không được giải quyết. Hoặc phải cách ly, sống tập trung ở nơi đông người có nguy cơ nhiễm covid, môi trường cách ly gò bó, thiếu thốn…;
  • Stress khi nhiễm Covid. Lo sợ bệnh nặng hơn. Stress khi họ cố gắng điều trị các triệu chứng nặng. Stress khi họ ở trong môi trường điều trị hồi sức. Stress khi nhìn thấy người mất vì bệnh trước mặt mình, mất người thân…;
  • Stress sau nhiễm Covid. Lo lắng bản thân còn các triêu chứng khi đã test âm tính, ám ảnh vì người xung quanh, người thân mất vì Covid. Tình hình kinh tế khó khăn, công việc khó làm việc như bình thường…..

Vậy rối loạn tâm thần có nguy hiểm không ???

Rối loạn tâm thần rất nhiều vấn đề xảy ra:

  • Khi có các triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ,… sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng này kéo dài sẽ dẫn đến lo âu, trầm cảm;
  • Khi có các triệu chứng lo âu, trầm cảm hay nặng hơn là ảo thanh, ảo giác , hoang tưởng,… thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ thu mình lại, sợ sệt, hay phản kháng, kích động. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến giết người hoặc tự sát;
  • Theo thống kê gần nhất thì trầm cảm sau mắc COVID-19 có khuynh hướng tự sát nhiều. Lý do là bởi sự mất mát về con người, vật chất cũng như tinh thần.

Làm sao để biết chính xác mình bị rối loạn tâm thần sau mắc COVID???

Khi có các triệu chứng trên cần đi khám và được bác sĩ tư vấn.

Có thể tự điều trị các rối loạn tâm tần sau mắc COVID-19 tại nhà không ???

Với triệu chứng nhẹ như mệt mỏi nhẹ, stress, lo âu nhẹ, mất ngủ, giảm trí nhớ , kém tập trung …có thể điều trị và theo dõi tại nhà một thời gian ngắn bằng cách:

  • Tập luyện thể dục thể thao;
  • Nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện, trồng cây, làm việc nhà nhẹ nhàng… (làm các công việc nhẹ nhàng, bản thân mình yêu thích,..);
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất ..(ăn uống cũng là một cách giảm cải thiện tâm trạng, sức khỏe );
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng, loai thuốc an thần, giảm căng thẳng có nguồn gốc thiên nhiên… ( Theo tư vấn của bác sĩ )

Lưu ý: Khi các triệu chứng trên kéo dài, hoặc gặp các tình trạng nặng hơn như ảo thanh, ảo giác, hoang tưởng,… cần tới ngay bác sĩ để khám kịp thời.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại https://vietmedi.vn/ hoặc https://www.facebook.com/VietmediDuocLieuViet

Sản phẩm An thần MB – Giải pháp tuyệt vời và toàn diện để bảo vệ giấc ngủ của bạn

→ Hỗ trợ dưỡng tâm, an thần, ổn định giấc ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon & sâu giấc

→ Hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất trí nhớ.

→ Hỗ trợ giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi lo âu do mất ngủ gây ra

Bạn đang băn khoăn không biết sản phẩm của VIETMEDI có an toàn, đúng tiêu chuẩn để sử dụng?

  • Các sản phẩm của VIETMEDI được trồng tại vùng dược liệu tỉnh Sơn La, Hòa Bình đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.
  • Các sản phẩm của VIETMEDI đều được sản xuất, đóng gói tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP.
  • Ưu điểm của sản phẩm của VIETMEDI hoàn toàn 100% thảo dược từ thiên nhiên đã qua kiểm định.
  • Với công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu tiêu chuẩn, các sản phẩm của VIETMEDI mang lại giá trị ưu việt để bạn lựa chọn bảo vệ cho sức khỏe của mình cùng người thân.

Liên hệ đặt hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VIỆT – VIETMEDI

Địa chỉ: Tầng 05, số 100 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 1900 0035

0965 084 535

error: Content is protected !!
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon